Hiển thị các bài đăng có nhãn hiện đại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hiện đại. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Kính không thể thiếu trong kiến trúc xây dựng ngày nay

* Phân loại theo mục đích sử dụng: kính lấy ánh sáng, kính vừa lấy ánh sáng vừa cách âm và cách nhiệt (kính hộp có 2-3 lớp kính, giữa các lớp kính là khí trơ cách âm và cách nhiệt), kính trang trí (kính màu, kính có hoa văn), kính làm vật dụng trong nhà...


Ứng dụng trong kiến trúc xây dựng
* Dùng kính làm he thong cua di, cua so, vách ngăn ở giữa trong và ngoài nhà: Chọn hướng nhà có tầm nhìn đẹp (vườn, núi, hồ, danh lam...) và nên mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào nhà và tạo điểm nhìn đẹp từ trong cho căn nhà. Khi đó, cửa hay vách ngăn kính đóng vai trò như một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và sống động.
Nếu điều kiện an ninh tốt, nên dùng kính khổ lớn và loại bỏ bớt hoa sắt bảo vệ, có thể dùng kính dán an toàn hoặc kính cường lực. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu VN, nếu mặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn để giảm ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc phải có biện pháp che nắng thích hợp.
* Dùng trên mái nhà: Áp dụng cho những trường hợp nhà có ít mặt thoáng, hoặc mặt thoáng đứng không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng tự nhiên. Mái kính sẽ lấy thêm được ánh sáng cho căn nhà, ví dụ như mái kính trên khu vực thang, trên khu vực thông tầng, trên giếng trời, trên tiểu cảnh trang trí...
Mái nhà ở VN là mặt chịu nhiều ánh sáng và nung nóng nhất trong tất cả mặt của khối nhà, do đó khi sử dụng kính trên mái để lấy sáng cần lưu ý tính toán kích thước của mai kinh lay sang cho phù hợp, tránh bị chói sáng hoặc bị hấp thụ nhiều nhiệt quá.



* Dùng làm sàn nhà: Một phần của sàn nhà như tầng lửng, hành lang, chiếu nghỉ, bậc thang... có thể dùng kính cường lựclàm sàn nhà.
Trường hợp này nên áp dụng đối với nhà mặt thoáng lấy sáng tự nhiên ít, không có giếng trời. Khi đó ánh sáng sẽ xuyên suốt từ mái nhà, qua các sàn tầng dưới để chiếu sáng cho nhà. Hoặc trường hợp này áp dụng với những căn nhà chật hoặc chiều cao tầng thấp, hoặc chủ nhà muốn có cảm giác khác lạ khi “chơi” sàn kính.
Sàn kính có thể đặt trên bể cá ngầm dưới nền nhà, đặt trên một nền trang trí (tranh cát, sỏi...). Kính sử dụng làm sàn phải là kinh cuong luc
, có thể dùng kính trong suốt hoặc kính mờ, tùy vào từng vị trí sử dụng.
* Dùng làm vách ngăn: là kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn, hoặc để lấy sáng từ cửa sổ phòng này qua vách ngăn kính sang phòng khác thiếu ánh sáng.
Kính còn được dùng rất nhiều làm vách cabin tắm đứng để ngăn nước giữa khu khô và khu ướt của phòng tắm, làm lan can cầu thang trong nhà chật hoặc làm lan can cho những bancông có hướng nhìn đẹp (lan can kính sẽ không làm cản tầm nhìn đẹp).
* Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: dùng làm bàn kính, giá kính... với ưu điểm là dễ lau chùi, cho ánh sáng truyền qua, không cản tầm nhìn, tạo cảm giác rộng rãi cho nhà. Nên sử dụng những đồ dùng kính này trong những căn nhà hoặc phòng có diện tích nhỏ.

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Căn phòng làm việc hiện đại hơn với thiết kế bàn kính

Vật liệu kính trong suốt, dễ tạo hình, dễ tôn lên vẻ đẹp nội thất chính là điểm cộng để bàn mặt kính ghi điểm tuyệt đối trong phòng làm việc.
Bàn mặt kính tuy không phải là món nội thất mang lại sự nổi bật hay ấn tượng cho không gian nhưng công dụng của nó không hề nhỏ. Loại bàn này làm giảm đáng kể sự cồng kềnh thường thấy của nội thất và giúp không gian như rộng hơn. Không những vậy phần mặt kính cũng giúp chủ nhân khoe được các món đồ trang trí nội thất nổi bật khác trong phòng. Loại bàn mặt kính trong có thể sử dụng cho rất nhiều không gian như phòng ăn, phòng ăn và đặc biệt phù hợp cho phòng làm việc.
Những người yêu thích sự đơn giản chắc chắn không nên bỏ qua thiết kế bàn làm việc kết hợp giữa mặt kính trong với phần chân bàn gỗ dưới đây. Chiếc bàn này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn mang đến sự nhẹ nhàng và tinh tế cho không gian làm việc.


Bàn làm việc kết hợp giữa chất liệu gỗ và mặt kính phù hợp cho người thích sự đơn giản.

Các loại bàn làm việc hình hạt đậu, hình tròn hay bầu dục... với kích thước khá lớn tuy lạ mắt nhưng lại rất tốn diện tích và dễ tạo góc chết. Tuy nhiên với mặt bàn bằng chất liệu kính trong suốt, tổng thể phòng làm việc lại không hề bị phá vỡ mà cách trí nội thất cũng không bị tác động nhiều.


Mặt bàn hình hạt đậu chất liệu thủy tinh không choán không gian

Với những phòng làm việc sử dụng nhiều món nội thất nổi bật, sử dụng bàn kính trong suốt không chỉ giúp căn phòng không bị quá lòe loẹt mà còn giúp chủ nhân khoe được những món nội thất đẹp. Ví dụ trong căn phòng dưới đây, nhờ bàn làm việc có mặt kính trong mà tấm thảm trải sàn có họa tiết thú vị và bắt mắt trong phòng sẽ không bị che mất.


Mặt bàn kính tiện lợi để làm nổi bật đồ nội thất

Nếu chiếc bàn của bạn có phần chân được thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt, hãy để chúng được tỏa sáng và làm điểm nhấn trang trí. Mặt bàn bằng kính trong suốt đã giúp phần chân bàn màu hồng neon nổi bật trong căn phòng này. Đây cũng là kiểu trang trí bàn làm việc rất hợp với các cô gái.


Bàn kính trẻ trung với chân bàn màu hồng neon

Trong một trang trí hiện đại như thế này, việc sử dụng màu sắc nổi bật cho các phụ kiện quả là một ý tưởng tuyệt vời. Chiếc ghế đỏ biến thành tâm điểm duy nhất trong phòng một cách có chủ ý trong khi các bức tường xung quanh, sàn nhà, trần nhà, rèm cửa màu trắng và chiếc bàn làm việc bằng kính trong suốt trở thành một phông nền hoàn hảo.


Nhà tông trắng và bàn thủy tinh làm phông nền cho chiếc ghế đỏ nổi bật

Giấy dán tường cũng là một cách khá ổn để cá nhân hóa không gian phòng làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn là người ưa thích các thiết kế táo bạo hay họa tiết nổi bật, hãy lựa chọn các đồ nội thất đơn giản cùng một bàn làm việc có mặt thủy tinh trong nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp đặc biệt của bức tường.


Sử dụng bàn kính trong veo để “khoe” vẻ đẹp của giấy dán tường.

Để môi trường làm việc thêm hiện đại không chỉ thiết kế mặt bàn kính mà còn kết hợp vách kính, cua thuy luc
... tạo không gian rộng hơn, thoáng đãng và thoải mái hơn

(Theo Tri thức trẻ)